#Tin tức - Sự kiện
Nghẹt mũi do đâu? Top 3 cách trị nghẹt mũi nhanh chóng tại nhà

18/04/2025
Nghẹt mũi (hay ngạt mũi) là một triệu chứng phổ biến mà hầu hết mọi người đều trải qua ít nhất một lần trong đời. Nghẹt mũi kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí khiến các bệnh đường hô hấp trở lên nặng hơn. Vậy, nghẹt mũi do đâu và làm thế nào để khắc phục? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và giới thiệu top 3 phương pháp hiệu quả nhất giúp trị nghẹt mũi nhanh chóng tại nhà.
1. Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi
Nghẹt mũi là tình trạng hốc mũi của bạn có cảm giác bị tắc nghẽn do các niêm mạc mũi bị kích thích dẫn tới phù nề, sưng tấy. Nghẹt mũi nếu đi kèm thêm một số biểu hiện khác như chảy nước mũi, đau nhức xoang, sốt,… có thể là biểu hiện của bệnh lý đường hô hấp. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ra nghẹt mũi thường gặp nhất & cách phân biệt chúng.

Nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Nghẹt mũi do viêm xoang
Trong bệnh lý viêm xoang, ngoài nghẹt mũi bạn sẽ gặp thêm một số triệu chứng khác như: chảy mũi mủ thường là một bên, đôi khi có mùi hôi hoặc vị kim loại, đau khu trú ở trên mặt hoặc nhức đầu (thường do tư thế nằm) hoặc ấn đau ở xoang hàm trên hoặc xoang trán.
Nghẹt mũi do dị ứng
Một số biểu hiện gợi ý nghẹt mũi do dị ứng như: chảy mũi trong, hắt hơi, ngứa mắt,… Triệu chứng này thường xuất hiện theo mùa hoặc sau khi tiếp xúc với một tác nhân gây dị ứng (ví dụ: Phấn hoa, lông động vật, thức ăn,..).
Nghẹt mũi do nhiễm khuẩn hô hấp trên
Đây là một trong số các bệnh lý thường gặp gây ra tình trạng nghẹt mũi. Khi nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do vi rút, ngoài nghẹt mũi sẽ xuất hiện một số triệu chứng như chảy nước mũi (từ trong đến đục), đau họng, khó chịu, niêm mạc đỏ, ho, mệt mỏi, thường không đi kèm với sốt hoặc sốt nhẹ.
Nhiễm trùng do vi rút được phân loại trên lâm sàng theo hội chứng (ví dụ: cảm lạnh thông thường, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi).
Nghẹt mũi do dị vật mũi
Dị vật mũi thường xuất hiện ở trẻ em do nhét một vật thể lạ vào mũi như đồ chơi, sỏi,… Nếu tình trạng nghẹt mũi xuất hiện ở trẻ kèm theo các triệu chứng như chỉ xuất hiện một bên, có mùi hôi, chảy máu, chảy mủ, hãy đưa trẻ tới trung tâm y tế ngay để loại bỏ nguyên nhân tắc nghẽn do dị vật mũi.
Ngoài 4 nguyên nhân trên, tình trạng nghẹt mũi còn có thể gây ra bởi không khí lạnh và khô, rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ mang thai, dị tật ở mũi, tác dụng phụ của thuốc,…
2. Ảnh hưởng của nghẹt mũi đến cuộc sống
Nghẹt mũi gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống thường nhật của bạn theo nhiều cách khác nhau.
Nghẹt mũi anh hưởng đến giấc ngủ
Nghẹt mũi gây khó thở khi ngủ, dễ thức giấc giữa đêm, mất ngủ dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày, giảm sự tập trung.. Người bị nghẹt mũi còn thường xuyên ngáy hoặc thậm chí ngưng thở khi ngủ.

Nghẹt mũi làm ảnh hưởng đến giấc ngủ
Nghẹt mũi giảm khả năng tập trung và làm việc
Nghẹt mũi dẫn đến thiếu oxy lên não từ đó có thể gây đau đầu, chóng mặt, cảm giác uể oải, mất năng lượng.
Nghẹt mũi làm giảm vị giác và khứu giác
Nghẹt mũi dẫn đến mất khả năng ngửi và cảm nhận hương vị thức ăn, làm giảm cảm giác ngon miệng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự tận hưởng thực phẩm.
Nghẹt mũi dẫn đến dễ cáu gắt, stress
Nghẹt mũi gây khó chịu khi không thở được bình thường. Người bị nghẹt mũi thường mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến căng thẳng và trầm cảm.
Nghẹt mũi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp
Nghẹt mũi do viêm có thể làm dịch nhầy tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, có thể dẫn đến viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa.
Nghẹt mũi ảnh hưởng đến giọng nói
Khi bị nghẹt mũi, giọng nói trở nên “ồm ồm”, khó nghe. Điều này có thể gây mất tự tin khi giao tiếp.
3. Top 3 cách trị nghẹt mũi đơn giản và nhanh chóng tại nhà
Để cải thiện nghẹt mũi một cách nhanh chóng, dưới đây gợi ý cho bạn 3 cách trị nghẹt mũi đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà.
Xông hơi bằng nước ấm và tinh dầu giảm nghẹt mũi
Biện pháp xông hơi bằng nước ấm giúp làm thông thoáng đường thở nhờ cơ chế làm lỏng dịch nhầy ở các khoang mũi, làm giảm sự sưng tấy và các mạch máu bị viêm nề, từ đó giúp làm giảm nghẹt mũi hiệu quả.

Xông hơi giúp giảm nghẹt mũi
Khi kết hợp xông hơi nước ấm với tinh dầu sẽ giúp gia tăng tác dụng cải thiện lưu thông đường thở, đồng thời tinh dầu còn giúp kháng khuẩn & chống viêm nên cũng tác động lên các nguyên nhân gây bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra.
Cách thực hiện xông hơi bằng tinh dầu:
- Chuẩn bị: Một chậu nước nóng (khoảng 80 độ C) và vài giọt tinh dầu (có thể sử dụng các loại tinh dầu đóng chai sẵn như bạch đàn, bạc hà, tràm trà,..).
- Nếu bạn không có sẵn các loại tinh dầu ở nhà, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tươi chứa nhiều tinh dầu như sả, gừng, tía tô, lá kinh giới, bạc hà… đun sôi với nước trong khoảng 5-10 phút. Lưu ý đậy vung trong quá trình đun để tinh dầu không bị bay hơi.
- Thực hiện: Cúi mặt gần chậu nước nóng, hít thở sâu trong 5-10 phút.
Lưu ý: Nên trùm khăn lên đầu để giữ hơi nước được tập trung và giữ khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng.
Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý giảm nghẹt mũi
Xịt rửa mũi là cách nhanh nhất giúp loại bỏ các dịch nhầy, bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng, giúp mũi thông thoáng hơn.
Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn, làm sạch tốt, đồng thời giúp tăng độ ẩm trong xoang mũi, làm loãng dịch nhầy. Các mao mạch trong xoang mũi sẽ được xoa dịu, giảm sưng hơn.

Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý chính là một trong số những cách nhanh chóng nhất để giảm nghẹt mũi tại nhà.
Cách thực hiện xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý:
- Chuẩn bị: Nước muối sinh lý (loại đóng chai hoặc dạng gói muối pha nước – lưu ý pha đúng tỷ lệ được khuyến cáo) và dụng cụ rửa mũi (như bình rửa mũi hoặc xi lanh không kim).
- Thực hiện:
- Bước 1: Nghiêng đầu về một bên trên bồn rửa.
- Bước 2: Dùng dụng cụ rửa mũi đưa dung dịch nước muối sinh lý vào một bên mũi, để nước chảy ra bên kia.
- Bước 3: Tiếp tục rửa với bên còn lại, rửa đến khi nước chảy ra trong suốt không còn dịch nhầy.
Lưu ý: Phương pháp này cần được thực hiện đúng kỹ thuật để tránh gây nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc viêm vòi tai hay các xoang khác. Nên hỏi ý kiến tham khảo hoặc hướng dẫn bởi các chuyên viên y tế trước khi thực hiện.
Điều trị nghẹt mũi tức thì bằng thuốc xịt mũi co mạch
Một số các thuốc xịt mũi co mạch có chứa thành phần như Oxymetazolin, Xylometazolin hoặc Naphazolin có tác dụng giảm nghẹt mũi nhờ vào cơ chế kích thích trực tiếp lên thụ thể α-adrenergic ở niêm mạc mũi, giúp làm co mạch tại chỗ, giảm sưng và sung huyết. Các loại thuốc xịt mũi co mạch không kê đơn có thể mua dễ dàng tại các quầy thuốc, nhà thuốc.

Thiết kế đầu xịt phun sương cải tiến tạo tia nhỏ đưa thuốc luồn sâu vào các hốc xoang giúp phát huy tác dụng giảm nghẹt mũi một cách nhanh chóng.
Với thành phần có chứa hoạt chất Oxymetazolin, COLDi-B DNH giúp làm giảm tiết dịch nhầy ở trong mũi, đồng thời làm co mạch giúp giảm lưu lượng máu đến mũi, giảm tình trạng sưng nề của mũi, từ đó giúp mũi thông thoáng tức thì chỉ sau 1-2 nhát xịt.
Bên cạnh đó, Coldi-B DNH còn chứa các loại tinh dầu như Camphor, Menthol giúp tăng cảm giác sảng khoái khi xịt.
Cách thực hiện điều trị nghẹt mũi bằng thuốc xịt mũi co mạch:
- Chuẩn bị: 1 chai xịt mũi co mạch Coldi-B DNH.
- Thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý trước khi xịt giúp hoạt chất có thể đi sâu và thẩm thấu nhanh hơn.
- Bước 2: Tư thế ngửa đầu, tiến hành xịt vào mỗi bên mũi từ 1-2 nhát xịt thuốc xịt mũi co mạch.
- Bước 3: Giữ tư thế trên từ 15-30s.
Lưu ý chung khi sử dụng các thuốc xịt mũi co mạch: Không dùng kéo dài quá 7 ngày. Không sử dụng sản phẩm cho trẻ em dưới 12 tuổi và người mẫn cảm với thành phần của thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Trên đây là các nguyên nhân và gợi ý 3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng tại nhà. Nghẹt mũi thông thường có thể tự giảm sau 3-7 ngày, tuy nhiên nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường khác như chảy mủ, chảy máu, sốt, cơ thể mệt mỏi,… bạn nên đến các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị.
Tổng đài: 18001155
Email: info@namhapharma.com
Điện thoại: 18001155
(0228) 3644650
Nghẹt mũi do đâu? Top 3 cách trị nghẹt mũi nhanh chóng tại nhà
18/04/2025
#Cẩm nang sức khoẻ
Tin liên quan
02/04/2025
Thuốc Xịt Mũi Coldi B – Giải Pháp Thông Mũi và Điều Trị Hiệu Quả Ngạt Mũi, Sổ Mũi
28/03/2025
Cách Lựa Chọn Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng: Hướng Dẫn Chi Tiết Từ Chuyên Gia
Những Tin Tức nổi
bật khác
#Tin tức - Sự kiện