Viêm xoang là gì? Cách phân biệt viêm xoang với các bệnh lý hô hấp khác

Viêm xoang là gì? Cách phân biệt viêm xoang với các bệnh lý hô hấp khác

Viêm xoang là gì? Cách phân biệt viêm xoang với các bệnh lý hô hấp khác

Viêm xoang là gì? Cách phân biệt viêm xoang với các bệnh lý hô hấp khác25/04/2025

Viêm xoang là một bệnh lý thường gặp trên đường hô hấp, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Tại Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương HCM,  30-35% số lượng bệnh nhân đến khám hàng năm mắc các bệnh lý mũi xoang. Số bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến mũi xoang hiện nay có xu hướng gia tăng do liên quan nhiều đến yếu tố khí hậu, môi trường ô nhiễm.

Viêm xoang thường bị nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác như cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm họng hay viêm phế quản. Việc nhận biết chính xác bệnh lý giúp người bệnh có phương pháp điều trị đúng đắn và hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu Viêm xoang là gì các cách phân biệt viêm xoang với các bệnh lý đường hô hấp khác.

1. Viêm xoang là gì?

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các xoang cạnh mũi gây ra bởi các tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm hoặc phản ứng dị ứng. Khi các xoang bị viêm, màng nhầy ở mũi bị sưng gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ thông của xoang cạnh mũi, dịch nhầy không thể thoát ra ngoài gây ứ đọng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Benh Viem Xoang 14

Dựa trên thời gian mắc bệnh, viêm xoang có thể được phân loại thành 4 loại:

  • Viêm xoang cấp tính (khỏi hoàn toàn trong dưới 4 tuần)
  • Viêm xoang bán cấp (hồi phục hoàn toàn trong 4–12 tuần)
  • Viêm xoang mạn tính (thời gian kéo dài trên 12 tuần)
  • Viêm xoang tái phát (trên 4 đợt cấp tính 1 năm, nhưng mỗi đợt kéo dưới 30 ngày và cách nhau tối thiểu 10 ngày trước khi bắt đầu đợt mới)

2. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm xoang

Viêm xoang cấp tính hay mạn tính đều có các dấu hiệu tương tự nhau như: chảy nước mũi, nhức và đau ở mặt, ngạt mũi, khó thở, hơi thở hôi và ho (nhiều vào ban đêm). Viêm xoang cấp tính thường đau nghiêm trọng hơn viêm xoang mạn tính. Dựa vào vị trí xoang bị viêm, cơn đau sẽ xảy ra ở các khu vực khác nhau trên mặt.

2.1. Viêm xoang hàm

Đặc điểm: Viêm xoang hàm là dạng phổ biến nhất, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn.

Triệu chứng:

  • Đau nhức ở vùng má, đặc biệt là hai bên cánh mũi.
  • Nghẹt mũi, chảy dịch mũi có màu vàng hoặc xanh.
  • Hôi miệng do dịch mủ chảy xuống họng.
  • Đau răng, nhất là các răng hàm trên.
  • Cảm giác căng tức ở vùng mặt, đặc biệt khi cúi xuống.

Benh Viem Xoang 12

2.2. Viêm xoang trán

Đặc điểm: Viêm xoang trán thường đi kèm với viêm xoang hàm hoặc xoang sàng.

Triệu chứng:

  • Đau nhức vùng trán, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Cảm giác nặng đầu, khó tập trung.
  • Nghẹt mũi, chảy dịch mũi nhầy hoặc mủ.
  • Sốt nhẹ, mệt mỏi.

2.3. Viêm xoang sàng

Đặc điểm: Viêm xoang sàng chia thành hai loại: viêm xoang sàng trước và viêm xoang sàng sau.

Triệu chứng:

  • Nhức đầu âm ỉ, đau lan ra vùng đỉnh đầu và thái dương.
  • Chảy dịch mũi có mùi hôi, đặc biệt vào buổi sáng.
  • Nghẹt mũi, khó thở.
  • Đau nhức sâu trong hốc mắt, có thể gây giảm thị lực.
  • Ho kéo dài do dịch chảy xuống họng.

Benh Viem Xoang 13

2.4. Viêm xoang bướm

Đặc điểm: Viêm xoang bướm ít gặp nhưng thường có triệu chứng nghiêm trọng.

Triệu chứng:

  • Đau nhức vùng sau gáy, đỉnh đầu.
  • Mờ mắt hoặc nhìn đôi do ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác.
  • Nghẹt mũi, chảy dịch mũi nhầy.
  • Sốt, cảm giác mệt mỏi kéo dài.

2.5. Viêm xoang dị ứng

Đặc điểm: Xảy ra khi niêm mạc xoang bị kích thích bởi các yếu tố dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, thời tiết, môi trường,…

Triệu chứng:

  • Hắt hơi liên tục, ngứa mũi.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi trong suốt.
  • Đau đầu nhẹ.
  • Xuất hiện theo mùa hoặc khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng.

3. Cách phân biệt viêm các loại viêm xoang

Loại viêm xoang Vị trí đau nhức Dịch mũi Triệu chứng đặc trưng
Viêm xoang hàm Hai bên má Vàng, xanh, có mùi hôi Đau răng, hôi miệng
Viêm xoang trán Trán, vùng trên lông mày Nhầy, mủ Đau đầu vào buổi sáng
Viêm xoang sàng Đỉnh đầu, hốc mắt Mùi hôi, nhầy Ho kéo dài, đau mắt
Viêm xoang bướm Sau gáy, thái dương Nhầy, vàng Nhìn đôi, giảm thị lực
Viêm xoang dị ứng Không cố định Trong suốt Hắt hơi liên tục, ngứa mũi

4. Phân biệt Viêm xoang với các bệnh lý đường hô hấp khác

4.1. Phân biệt viêm xoang và cảm cúm

Điểm Giống Nhau:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Ho, đau họng.
  • Sốt nhẹ.

Điểm Khác Nhau:

Tiêu chí Viêm Xoang Cảm Cúm
Nguyên nhân Vi khuẩn, dị ứng Virus cúm
Dịch mũi Vàng, xanh, có mùi hôi Trong suốt hoặc trắng
Đau nhức Vùng mặt, trán, má Đau đầu, đau cơ toàn thân
Thời gian kéo dài Trên 10 ngày 5-7 ngày
Hơi thở Có mùi hôi Không ảnh hưởng

4.2. Viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Điểm Giống Nhau:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Hắt hơi liên tục.
  • Đau đầu nhẹ.

Điểm Khác Nhau:

Tiêu chí Viêm Xoang Viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân Vi khuẩn, virus Tác nhân dị ứng (phấn hoa, bụi, lông động vật)
Dịch mũi Vàng, xanh, có mùi hôi Trong suốt, loãng
Hắt hơi Ít gặp Rất nhiều, liên tục
Thời điểm xuất hiện Kéo dài quanh năm Theo mùa hoặc khi tiếp xúc dị nguyên
Ngứa mũi, mắt Không phổ biến Phổ biến

4.3. Viêm Xoang và viêm họng

Điểm Giống Nhau:

  • Ho, đau họng.
  • Sốt nhẹ.
  • Nghẹt mũi.

Điểm Khác Nhau:

Tiêu chí Viêm Xoang Viêm Họng
Nguyên nhân Vi khuẩn, virus Vi khuẩn, virus, kích ứng
Vị trí đau Đau vùng mặt, trán, má Đau rát họng, nuốt khó
Ho Do dịch xoang chảy xuống họng Ho khan hoặc ho có đờm
Dịch mũi Đặc, màu vàng hoặc xanh Không chảy dịch mũi hoặc ít

4.4. Viêm Xoang và viêm phế quản

Điểm Giống Nhau:

  • Ho kéo dài.
  • Khó thở, mệt mỏi.
  • Nghẹt mũi, có thể có sốt.

Điểm Khác Nhau:

Tiêu chí Viêm Xoang Viêm Phế Quản
Nguyên nhân Vi khuẩn, virus Vi khuẩn, virus, khói bụi, hóa chất
Dịch mũi Vàng, xanh, đặc Ít chảy dịch mũi
Ho Ho do dịch xoang chảy xuống họng Ho có đờm, thở khò khè
Thời gian kéo dài Kéo dài trên 10 ngày Dưới 10 ngày nếu cấp tính

5. Cách phòng ngừa viêm xoang tại nhà

Một số gợi ý sau bạn có thể thực hiện tại nhà giúp phòng ngừa bệnh viêm xoang như sau:

  • Vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn hoa.
  • Luôn đeo khẩu trang khi đi ra đường hoặc tới chỗ đông người
  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Uống đủ nước để giúp dịch nhầy dễ dàng thoát ra ngoài.
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để giảm sự phát triển của vi khuẩn, virus
  • Rửa tay sạch sẽ sau khi ra ngoài, trước khi ăn,…
  • Xông tinh dầu trong nhà giúp diệt khuẩn, giảm các tác nhân gây bệnh
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe.

Viêm xoang có nhiều loại khác nhau với triệu chứng đặc trưng, tuy nhiên chúng vẫn hay bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác. Việc nhận diện đúng loại viêm xoang sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Nếu gặp các triệu chứng kéo dài, hãy thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.

 

Tổng đài: 18001155

Email: info@namhapharma.com

Điện thoại: 18001155
(0228) 3644650

Viêm xoang là gì? Cách phân biệt viêm xoang với các bệnh lý hô hấp khác

Viêm xoang là gì? Cách phân biệt viêm xoang với các bệnh lý hô hấp khác25/04/2025

#Cẩm nang sức khoẻ

Tìm kiếm